AFC Cup là gì? Thể thức giải đấu AFC được người Việt quan tâm
AFC Cup là một trong những giải đấu được các đội bóng ở khu vực châu Á quan tâm và mong đợi nhất. Với thể thức thi đấu hấp dẫn, AFC Cup đã gây được sự chú ý với người hâm mộ khắp châu lục. Vậy AFC Cup là gì? Có điểm gì khác so với AFF Cup? Hãy cùng Ra Khơi TV giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
I. AFC Cup là gì?
AFC Cup là một giải đấu bóng đá hàng năm do Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) tổ chức. Giải đấu này tập trung vào các đội bóng tham gia từ các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, ngoại trừ các đội mạnh tham gia AFC Champions League.
Ban đầu, AFC Cup được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 như là một giải đấu cho các câu lạc bộ bóng đá châu Á không tham gia AFC Champions League. Mục tiêu của giải là mang đến cơ hội cho các đội bóng từ các quốc gia châu Á có cấp độ bóng đá phát triển tương đối tham gia một sân chơi quốc tế.
Các đội bóng tham gia AFC Cup thường đến từ các quốc gia có hệ thống bóng đá phát triển chưa mạnh mẽ như Đông Nam Á, Trung Á và Tây Á. AFC Cup là cơ hội cho các câu lạc bộ nhỏ hơn để tranh tài và cạnh tranh ở một cấp độ quốc tế, tạo điều kiện cho sự đa dạng và phong phú trong thế giới bóng đá châu Á.
Tuy nhiên, việc tham dự AFC Cup là điều không hề dễ dàng. Theo đó các đội bóng phải đạt được những tiêu chí là Liên đoán bóng đá châu Á đề ra, bao gồm thành tích thi đấu, vị trí xếp hạng trong bảng xếp hạng. Những đội bóng xuất sắc nhất sẽ được chọn để tham dự AFC Cup.
II. Lịch sử hình thành giải AFC cup
Như Rakhoi TV đã thông tin khi giải thích AFC Cup là gì? Giải AFC Cup được ra đời vào năm 2004 bởi Liên đoàn Bóng đá Châu Á như một giải đấu cấp câu lạc bộ châu Á dành cho các đội bóng không tham gia AFC Champions League. Ban đầu, giải đấu này có cấu trúc đơn giản hơn so với ngày nay, bao gồm 16 đội bóng tham gia với các trận đấu loại trực tiếp.
Năm 2005, AFC Cup đã mở rộng số đội tham dự giải đấu lên thành 18 và có thêm hệ thống vòng bảng để tạo cơ hội cho các đội bóng được thi đấu nhiều hơn.
Đến năm 2006, giải đấu tiếp tục tăng số đội tham dự lên 21 và giải đấu tiếp tục phát triển với cấu trúc vòng bảng và vòng loại trực tiếp. Sau đó, AFC Cup tiếp tục mở rộng với sự tham gia của 28 đội bóng, và giải đấu này trở thành một sân chơi quan trọng cho các câu lạc bộ bóng đá từ các quốc gia châu Á có cấp độ phát triển khác nhau.
Từ năm 2008 đến nay, AFC Cup tiếp tục tăng số lượng đội bóng tham gia và phát triển cấu trúc giải đấu. Các vòng bảng, vòng loại trực tiếp, và cuối cùng là trận chung kết được duy trì trong các phiên bản của giải đấu trong giai đoạn này.
Có thể thấy, dù trải qua nhiều thay đổi nhưng tình thần của giải đấu AFC Cup vẫn được giữ nguyên. Đó là mang đến cơ hội cho những đội không giành được tấm vé tham dự AFC Champions League có thể để lại dấu ấn của mình trên sân cỏ châu lục. Vì thế, AFC Cup cũng là giải đấu mang đến cảm xúc và thu hút sự quan tâm của người hâm mộ toàn châu Á.
III. Thể lệ giải đấu AFC Cup
1. Phương thức lựa chọn đội bóng thi đấu
Phương thức tham dự AFC Cup có nhiều thay đổi kể từ năm 2017, trong đó sự thay đổi đáng chú ý nhất là việc giảm chi phí đi lại giữa các quốc gia với nhau. Theo đó, AFC cup đã chia nhỏ đội tuyển thành các bảng, các khu vực để thuận tiện cho việc di chuyển cũng như đảm bảo sự công bằng cho các CLB.
Tổng cộng có 36 đội tuyển và câu lạc bộ tham gia giải đấu. Các đội sẽ được chia thành 9 bảng, mỗi đội bao gồm 4 đội tương ứng với 5 khu vực khác nhau, đó là Liên đoàn bóng đá Tây Á (WAFF), Liên đoàn bóng đá Trung Á (CAFA), Liên đoàn bóng đá Nam Á (SAFF), Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) và Liên đoàn bóng đá Đông Á (EAFF).
- Liên đoàn bóng đá Tây Á có 12 đội và được chia thành 3 bảng.
- Liên đoàn bóng đá Trung Á với 4 đội và thi đấu trong 1 bảng.
- Liên đoàn bóng đá Nam Á cũng có 4 đội và thi đấu cùng 1 bảng.
- Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á với 12 đội và được chia thành 3 bảng đấu.
- Liên đoàn bóng đá Đông Á cũng chỉ có 4 đội và thi đấu trong cùng 1 bảng.
Có thể thấy, việc chia nhỏ các đội thành khu vực và bảng đấu này đã giúp tiết kiệm chi phí đi lại. Đồng thời cũng mang đến sự công bằng vì các đội có phong độ thi đấu tương tương sẽ thi đấu với nhau để tìm ra đội chiến thắng bước vào vòng tiếp theo của giải đấu.
2. Thể thức thi đấu
Thể thức thi đấu của AFC Cup là gì? Hãy tiếp tục cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo của bài viết nhé.
Vòng bảng:
Tại vòng bảng, 12 đội của Liên đoàn bóng đá Tây Á và 12 đội đến từ khu vực Đông Nam Á sẽ được chia thành 6 bảng. Các đội trong cùng bảng sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn lượt đi, lượt về. Sau đó, 3 đội đứng đầu bảng và 1 đội nhì bảng có thành tích cao nhất sẽ đi đến vòng loại trực tiếp của khu vực.
4 đội đến từ Liên đoàn bóng đá Trung Á, Nam Á và Đông Á cũng tiến hành thi đấu theo thể thức vòng tròn. Sau đó, 3 đội nhất bảng sẽ giành được tấm vé bước vào vòng loại trực tiếp khu vực.
Vòng loại trực tiếp:
Đầu tiên là vòng loại trực tiếp của khu vực Tây Á. 3 đội đứng đầu bảng và 1 đội nhì bảng có thành tích cao nhất sẽ bốc thăm để thi đấu với nhau. Sau đó, hai đội chiến thắng trong trận bán kết sẽ thi đấu trận chung kết khu vực. Đội giành được chiến thắng cuối cùng sẽ giành được tấm vé tham dự vòng chung kết cuối cùng của giải AFC Cup.
Vòng loại trực tiếp khu vực Đông Nam cũng diễn ra tương tự như khu vực Tây Á. 3 đội nhất bảng và 1 đội nhì bảng có thành tích cao nhất sẽ bốc thăm để chọn ra cặp đấu.
Vòng loại trực tiếp liên khu vực sẽ chọn ra 3 đội nhất bảng liên khu vực. cùng với đó là 1 đội vô địch khu vực Đông Nam Á. Tất cả các đội sẽ tiến thành bốc thăm để chọn ra cặp đá với nhau. Hai đội giành được chiến thắng sẽ đá bán kết để giành được tấm vé tham dự chung kết tổng giải đấu.
Chung kết tổng:
Tại vòng chung kết tổng của giải đấu, đội vô địch khu vực Tây Á và đội vô địch liên khu sẽ đối đầu với nhau. Trận đấu sẽ diễn ra duy nhất 1 lượt. Vào những năm lẻ trận chung kết sẽ được tổ chức trên sân vận động của đội vô địch liên khu vực. Còn những năm chẵn sẽ được tổ chức ở sân đội đội vô địch khu vực Tây Á.
IV. Kết luận
Hy vọng qua những chia sẻ từ Oaklandatrisk.com bạn đã biết được giải AFC Cup là gì cũng như thể thức thi đấu của giải bóng đá này. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để giải đáp thêm nhiều thắc mắc nữa nhé.